Lắp đặt màn hình LED trong nhà và ngoài trời chi tiết
Màn hình LED đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các sự kiện nhỏ cũng như các sự kiện có quy mô lớn. Sau khi tìm hiểu qua các loại màn hình LED có trên thị trường, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết quy trình lắp đặt màn hình LED dễ dàng nhất.
Các công việc cần làm để lắp đặt màn hình LED
1/ Chuẩn bị vật liệu
Trước khi bước vào giai đoạn lắp ráp, cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
- Module LEd ma trận (Sử dụng module tương thích với các loại đèn led, xác định số lượng theo tính toán)
- Khung sắt bọc đèn LED (Được hàn với kích thước mong muốn)
- Card điều khiển màn hình LED
- Nguồn LED
- Một số thiết bị hỗ trợ cho việc lắp ráp như: tua vít, dây điện 220V, kìm,…
2/ Thực hiện lắp ráp
Việc lắp ráp màn hình LED không quá phức tạp nhưng cần được làm theo tuần tự. Phía bên dưới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước để tiến hành lắp ráp chi tiết một màn hình LED.
3/ Quản lý màn hình và chạy nội dung
Sau công đoạn lắp ráp và hoàn thiện, bước tiếp theo là kiểm tra lại tổng thể quy trình đã lắp đặt. Sau đó, bạn hãy thử khởi động nguồn và cài đặt màn hình để tiến hành chạy thử nội dung. Quá trình chạy thử có thể kéo dài từ 12 giờ đến 24 giờ trước khi kết thúc quá trình lắp đặt màn hình LED.
4/ Công đoạn bảo trì
Trong trường hợp bạn tự lắp màn hình LED thì có thể nói công việc chỉ đến bước số 3 là hoàn thành. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đi thuê màn hình LED thì sẽ cần đến bước thứ tư này: bảo trì. Nhằm tránh các sự cố xảy ra, công đoạn này sẽ giúp bạn an tâm hơn rất nhiều nếu chưa có nhiều kiến thức chuyên môn về màn hình LED. Ngoài ra, việc bảo trì sẽ tránh được các rủi ro không đáng xảy ra trong quá trình sử dụng.
Các bước lắp đặt màn hình LED
Thông thường, để cài đặt màn hình LED chúng ta thường bắt buộc phải thực hiện 7 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Lắp nam châm với các module. Mỗi tấm ở 4 góc sẽ lắp thêm 4 ốc.
Bước 2: Tiến hành hàn khung sắt theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Việc hàn dọc hay ngang phụ thuộc vào mục đích sử dụng và các module. Một lưu ý nhỏ trong quá trình này chính là đặt sao cho nam châm trùng với các thanh sắt để chúng có thể bám được.
Bước 3: Sau đó, tiến hành cắm cáp tín hiệu. Lưu ý rằng, cáp tín hiệu sẽ chạy trên module theo chiều mũi tên nhất định.
Bước 4: Tiến hành cấp nguồn điện vào module bằng cách đấu nguồn. Lưu ý điện áp sử dụng là 5V.
Bước 5: Bố trí bộ nguồn sau khi đã tính toán được các thông số chi tiết của màn hình
Bước 6: Gắn card điều khiển vào phần đầu của bảng LED. Card thường chạy từ 3V đến 5V. Nếu mành hình lớn thì chúng ta có thể dùng giải pháp sử dụng nhiều card để quản lý cho thuật tiện hơn.
Bước 7: Điều khiển thông qua mạng Lan để kết nội card và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý khi lắp đặt màn hình LED
Trong quá trình lắp đặt màn hình LED chúng ta cần chú ý một số lưu ý quan trọng như sau:
- Lựa chọn màn hình LED có độ sáng từ 4000cd/m2 trở lên và phải cân nhắc tùy theo các mục đích
- Độ cân bằng của bề mặt màn hình cần được duy trì trong sai số +-1mm
- Sử dụng hệ thống bảo vệ từ IP65 trở lên
- Ưu tiên sử dụng các loại màn hình có góc rộng tiện cho việc quan sát.
- Chú ý tiến độ và chất lượng khi tiến hành thuê màn hình LED
- Tìm nhà cung cấp đáng tin cậy để tiết kiệm thời gian cho thuê đồng thời có một chế độ bảo hành tốt
Một số mẫu màn hình LED lắp đặt phổ biến
Sự đa dạng các màn hình LED giúp cho khách hàng có thể lựa chọn các màn hình phù hợp với nhu cầu của sự kiện. Thông thường người ta thường chia màn hình LED thành 2 loại là màn hình trong nhà và màn hình ngoài trời. Tuy nhiên, 4 loại phổ biến nhất thường được lắp đặt tại các sự kiện, công cộng sẽ được nêu chi tiết ở phần dưới đây:
1/ Màn hình LED P4 trong nhà
Giá màn hình LED P4 trong nhà rơi vào khoảng 13 triệu đồng cho 1 mét vuông màn hình. Với sự đa dạng về kích cỡ sử dụng nên đây được coi là loại màn hình được sử dụng rộng rải nhất, thường được ứng dụng trong các sàn chứng khoán, bến xe, nhà ga, sân bay, sân khấu có kích thước lớn. Mục đich sử dụng chủ đạo của loại màn hình này thường là cập nhật thông tin, gây chú ý quan sát, giúp tạo sự dễ hiểu cho người xem. Một vài thông số chủ đạo của màn hình này như sau:
- Khoảng cách vật lý giữa hai điểm ảnh: 4mm
- Kích thước mỗi module: 128x256mm (Chiều cao x chiều rộng)
- IC đồ họa: 5124 hoặc tương đương
- Độ phân giải: 32×64 = 2048 điểm ảnh
- Thời gian bảo hành: Thường là 1 năm
2/ Màn hình LED P3 trong nhà
Giá màn hình LED P3 trong nhà dao động khoảng 11.000.000 đồng. Đây là loại màn hình LED dùng để quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, dòng màn hình này còn được sử dụng trong một số sự kiện sân khấu hoàng tráng, khách sạn, quán karaoke. Một số kích thước chủ đạo của loại màn hình này bao gồm:
- Kích thước module: 192×192 (CaoxRong)
- IC đồ họa: 5124 hoặc tương đương
- Độ phân giải của module: 64×64 = 4096 điểm ảnh
- Cấu tạo Pixel: 1R1G1B (SMD 2121)
- Tiêu chuẩn bảo vệ chống nước: IP50
3/ Màn hình LED P5 ngoài trời
Được cấu tạo từ những tấm LED P5 SMD3535 có khả năng chống nước nên loại màn hình này chủ yếu được dùng ở ngoài trời. Khoảng cách giữa các điểm ảnh của màn hình là 5mm. Đặc thù sử dụng ở môi trường ngoài trời nên màn hình có độ sáng khá cao. Do đó khi có ánh sáng mặt trời cường độ cao chiếu vào thì vẫn hiển thị rõ nội dung cần trình chiếu giúp người dùng quan sát một cách dễ dàng.
4/ Màn hình LED P4.81 ngoài trời
Màn hình được cấu tạo từ những tâm module LED P4.81 SMD2727 có khả năng chống nước nên được sử dụng chủ đạo ngoài trời. Khoảng cách giữa các điểm ảnh vào khoảng 4.81mm. Đặc thù sử dụng ở môi trường ngoài trời nên màn hình khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào thì sẽ hiện rõ nội dung và có thể dễ dàng quan sát.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bước lắp đặt màn hình LED cơ bản nhất. Nếu quý khách có nhu cầu mua hoặc thuê màn hình LED có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ nhân viên của chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.
Nguồn tham khảo
1/ https://ledlightsworld.com/collections/foldable-led-screen